Phong trào học sinh, sinh viên trong lòng Sài Gòn thực hiện Di chúc Bác

Sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 và trong chín tháng đầu năm 1969, Thành Đoàn bị nhiều tổn thất.

Số cơ sở bí mật tại trường trọng điểm như trường Cao Thắng, trường Pétrus Ký (nay là trường Trung học phổ thông Lê Hồng Phong), trường Gia Long (nay là trường Trung học phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai), trường Chu Văn An, trường Đức Trí hầu như bị bắt hết. Phong trào thanh niên học sinh, sinh viên trong thời gian này có nhiều khó khăn.

Tháng 7.1969, Thành ủy triển khai Nghị quyết Bình Giả 3: “Tập trung đẩy mạnh tấn công chính trị, liên kết tạo quy mô đấu tranh toàn thành phố.”.

Các đồng chí trong Đoàn ủy Học sinh còn bám trụ đã chủ động móc ráp lại cơ sở trường Cao Thắng (bí số A1), nơi vẫn còn 4 cơ sở mới và nhiều quần chúng tích cực, làm trọng điểm để kích hoạt phong trào chung, như kinh nghiệm những năm 1963 - 1966.

Được chỉ đạo của Nghị quyết Bình Giả 3, và quyết tâm từ Di chúc của Bác Hồ: “chúng ta phải quyết tâm đáng giặc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn”, "Đế quốc Mĩ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà", Thành Đoàn gầy dựng lại tổ chức bí mật và công khai, chuẩn bị phát động đấu tranh khi có thời cơ.

Ngày 23.10.1069, do Mỹ cắt giảm giảm viện trợ, rút quân dần, chính quyền Sài Gòn thiếu hụt ngân sách chiến tranh nên ban hành “Thuế kiệm ước”, đặt gánh nặng lên đời sống đồng bào nhất là học sinh sinh viên và công nhân lao động. Ngày 20.12.1969, chính quyền Sài Gòn quyết định  tăng 100% giá giấy in báo và thu học phí trường công lập.

Tháng 10.1969, chính quyền Mỹ phải đối đầu với cuộc chiến trong lòng nước Mỹ. Phong trào phản chiến Mỹ bùng nổ dữ dội lôi cuốn 600 trường đại học tham gia. Ngày 15.10.1969 là  “Ngày hành động toàn nước Mỹ chống chiến tranh”, có hơn 500.000 người dự biểu tình trước Tòa Bạch Ốc giương cao cờ Mặt trận Giải phóng Miền Nam Việt Nam và ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cả nước Mỹ vang lên bài ca phản chiến nổi tiếng “Give peace a chance” (Hãy cho hòa bình một cơ hội). Ngày 15.10, cả Sài Gòn cũng đặt trạng trong tình trang báo động, cảnh sát dàn quân các nẻo đường.

Tháng 11.1969, Liên danh của anh Lê Văn Nuôi đắc cử Ban Đại diện Học sinh Cao Thắng, cùng đại diện nhiều trường công lập ra tuyên bố phản đối chính quyền Sài Gòn thu học trường công và chuẩn bị phát động đấu tranh.

Báo chí Sài Gòn đưa tin:“10.3.1970, trong khi cuộc đấu tranh chống tăng giá giấy báo đang diễn tiến thì một cuộc bãi khóa tập thể của 1.600 học sinh trường kỹ thuật Cao Thắng đã bùng nổ lúc 8g00 sáng nay. Hàng chục biểu ngữ áp phích dán trước trường, trên những thân cây nhằm nói lên sự phản đối thu học phí các học sinh chuyên nghiệp học nghề vốn là thành phần nghèo".

Một tuyên cáo đã được Ban Chấp hành Học sinh phổ biến nội dung: “Từ năm tháng gần đây chính quyền đã liên tiếp ban hành những biện pháp thất nhân tâm làm cho đời sống quần chúng thêm khốn cùng hơn. Từ thuế kiệm ước  đến thu học phí trường công là một biện pháp nhằm ngăn chặn bớt một số học sinh vào trung học và dùng để đẩy học sinh vào con đường quân sự... Toàn thể học sinh long trọng tuyên cáo: Cực lực phản đối việc thu học phí trường công và yêu cầu thu hồi nghị định thất nhân tâm nói trên”.

Ngày 30.4.1069, thực hiện chỉ đạo của Thành Đoàn, trường Cao Thắng quy tụ các trường trung học Sài Gòn thành lập Tổng Đoàn Học sinh do anh Lê Văn Nuôi trong Ban Đại diện học sinh Cao Thắng làm Chủ tịch.

Cảnh sát Sài Gòn bao vây cuộc họp đụng độ ác liệt với học sinh Cao Thắng làm náo động trung tâm Sài Gòn.

Trong thời gian đó, Chính quyền Sài Gòn bắt các đồng chí trong Đoàn ủy Sinh viên và trong Tổng hội Sinh viên tra tấn dã man, đưa ra họp báo trưng bằng cớ cho là Việt Cộng, Báo chí Sài Gòn đưa tin: “Cuộc họp báo có đông đảo ký giả và ngoài nước, sinh viên tham dự. Tổng nha Cảnh Sát trình bày sơ đồ tổ chức của tổ chức Cộng sản là Thành Đoàn Thanh Niên Giải phóng Thủ đô với hệ thống đường dây công khai trong tổ chức sinh viên...".

Ngày 27.3.1969, báo chí Sài Gòn đưa tin về cuộc đấu tranh chống đàn áp học sinh, sinh viên: “BÃI KHÓA VĨ ĐẠI NHẤT. Như thế bảy phân khoa Y dược, Nha, Sư phạm, Khoa học, Văn, Nông lâm súc đã bãi khóa trong giai đoạn 1 được lệnh kéo dài thêm hai ngày nữa và các phân khoa. Luật (15.000 sinh viên) Công chánh, Điện, Công nghệ, Hóa học, Thương mại, Hàng hải, Bách khoa, Sư phạm Kỹ thuật (2.000 sinh viên) sẽ nhảy vô vòng chiến từ sáng 27.3. Đây là cuộc bãi khóa vĩ đại nhất trong lịch sử đại học từ mấy chục năm qua…”

Trong giai đoạn khó khăn ác liệt đó, Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện sự kiên định chính trị, niềm tin tất thắng và khí phách của một dân tộc anh hùng: "CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ có thể còn kéo dài. Đồng bào ta có thể phải hy sinh nhiều của, nhiều người. Dù sao, chúng ta phải quyết tâm đánh giặc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn.

Còn non, còn nước, còn người
 Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay!
"

Tinh thần đó đã truyền lửa cho các cán bộ, chiến sĩ của Thành Đoàn trong các nhà tù, đang bám trụ nội thành và cơ sở tại các trường trung đại học từ đó lan tỏa ra phong trào đã làm nên cao trào đấu tranh của thanh niên học sinh sinh viên Sài Gòn 1970 - 1973, góp phần tiến tới thắng lợi hoàn toàn 1975.

HOÀNG ĐÔN NHẬT TÂN

Phó Chủ nhiệm CLB Truyền thống Thành Đoàn TP. Hồ Chí Minh


Tin mới cập nhật

Tin Nổi Bật